Tiếng anh trẻ em hiện nay là mối quan tâm lớn của nhà trường cũng như của các bậc phụ huynh. Với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội thì tiếng anh là ngôn ngữ giao tiếp không thể thiếu nếu muốn thành công hơn trong cuộc sống cũng như trong công việc. Chính vì vậy mà các phụ huynh nên cho trẻ tiếp cận ngôn ngữ này ngay từ nhỏ là tốt nhất.
Hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình học giỏi môn ngoại ngữ ngay từ nhỏ nhưng liệu việc học tiếng Anh quá sớm có đặt lên đôi vai non nớt của trẻ một gánh nặng? Vậy đâu là thời điểm thích hợp nhất cho bé yêu của bạn học tiếng Anh?
Theo các nhà nghiên cứu, tuổi càng nhỏ, khả năng tiếp thụ ngôn ngữ của các em càng tốt, vì vậy nếu các bậc phụ huynh có điều kiện, nên cho trẻ học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trẻ em sẽ học ngôn ngữ dễ dàng hơn nếu chúng đã nói giỏi ngôn ngữ chính của chúng. Các nhà khoa học ĐH Washington (Mỹ) thì cho rằng độ tuổi học ngoại ngữ tốt nhất là từ 1 đến 7 tuổi. Bộ não của trẻ ở độ tuổi này có thể dễ dàng tiếp thu hai ngôn ngữ cùng một lúc. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, trẻ đến 18 tháng tuổi có thể nói được trung bình khoảng 50 từ và việc cho trẻ học 2 ngôn ngữ sẽ làm tăng tư duy cho não của trẻ đồng thời sẽ giúp trẻ nói được nhiều từ hơn.
Tiến sĩ Patricia Kuhl đã khuyên các bậc phụ huynh nên giao tiếp bằng hai ngôn ngữ với trẻ ngay từ khi còn nhỏ, hoặc đưa trẻ đến những nơi có người nước ngoài vì điều đó sẽ là phương pháp học tiếng anh cho trẻ và tư duy tốt hơn khi chúng lớn lên.
Tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng nên nhớ rằng trẻ từ 3 đến 5 tuổi chưa biết đọc và viết nên thật sai lầm nếu các bạn “gò ép” các em vào những giờ học cứng nhắc. Việc học ngoại ngữ hiệu quả nhất là tạo nhiều điều kiện cho trẻ ‘học mà chơi’, chỉ dừng lại ở mức độ làm quen với ngoại ngữ qua các trò chơi, các bài hát; đối với lứa tuổi lớn hơn, từ 9-10 tuổi trở lên mới cần đưa các phần có ý thức vào giảng dạy.
Khi bé đến tuổi có thể đến học tại các trung tâm (khoảng 4 tuổi), các bậc phụ huynh nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin về điều kiện giảng dạy tại đây. Ví dụ như giáo viên giáo có được đào tạo tốt không? Chương trình và tài liệu giảng dạy có phù hợp với lứa tuổi? Chương trình đủ thời gian, cường độ cũng như phải bảo đảm tính liên tục và chuyển tiếp không?
Qua bài viết trên, các bậc phụ huynh đã phần nào thấy được lợi ích của việc cho con học ngoại ngữ ngay từ lứa tuổi thiếu nhi, nếu bạn bỏ qua giai đoạn dễ tiếp thu ngôn ngữ này thì chính là một sự lãng phí chất xám rất lớn. Tuy nhiên, song song với việc muốn con học thuộc thật nhiều từ mới, nhiều mẫu câu tiếng Anh, các bạn cũng cần quan tâm xem con mình có hứng thú học hay không? Và những gì bạn đang hướng con học có vừa sức hay không? “Học mà chơi-Chơi mà học” vẫn luôn là gợi ý tốt nhất cho con bạn ở thời điểm này.